Wednesday, December 2, 2015

Vì sao phải vào đại học? (Phần 2)

Học đại học để làm gì?

Học đại học để làm gì

          Thành công không được quyết định bằng việc vào được đại học như thế nào mà phụ thuộc vào việc một sinh viên bước ra khỏi trường đại học như thế nào. 

          Kỹ năng và kiến thức chính là nguyên nhân trọng tâm mà hầu hết chúng ta bước chân vào đại học và tốt nghiệp. Vậy kỹ năng, kiến thức đại học để làm gì? Hay nói cách khác là học đại học để làm gì? Trước hết phải xem học đại học ta được gì?
  • Các mối quan hệ
  • Thay đổi lối sống cũ
  • Tự học, tư duy
  • Tình yêu và các trải nghiệm đau khổ (lừa tình, lừa tiền...)
  • Kiến thức, kỹ năng từ cuộc sống đến chuyên môn.
          Không thể chối cải rằng việc học đại học là một ưu thế rất lớn, nó mở ra một cơ hội cho những ai biết tận dụng. Cái giá phải trả chắc chắn sẽ rẻ hơn nhiều so với việc học ở trường đời. Vậy học đại học để làm gì? Có rất nhiều câu trả lời như là: để biết, làm người, thi cử, thay đổi cuộc đời, thăng chức tăng lương, thuận theo gia đình, kỹ năng kiến thức… có rất nhiều nguyên do để học đại học nhưng tôi tóm lượt ở 4 phương diện:
  • Học để biết
  • Học để làm 
  • Học để cùng chung sống
  • Học để tồn tại

         Học để biết

          Học để biết hay nói cách khác là muốn có sự hiểu biết thì phải phải học, học liên tục, học không ngừng, học cả đời. Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, mà những điều chúng ta không biết thì cả một biển lớn bao la. Xã hội, quốc gia được tồn tại và giữ vừng nhờ luật pháp, luật pháp chỉ có lợi cho những kẻ hiểu biết và tận dụng được nó, còn những kẻ ngu ngốc, không hiểu biết thì bị nó lợi dụng, lừa lọc. Tri thức như là một cái thang dài vô tận, chúng ta không thể chinh phục được nó nhưng mỗi khi chúng ta bước lên thêm một bậc thang thì ta có thêm hành trang để tiếp tục bước lên bậc kế tiếp.

           Học để Làm

          Học để làm, học thì phải đi đôi với hành, không thì những kiến thức mà ta biết chỉ là sáo rỗng, vô dụng. Phải vận dụng, đánh giá và phân loại kiến thức mà ta biết như thế nào để áp dụng vào công việc như thế nào. Đừng để kiến thức trở nên sáo rỗng mà phải phân loại kiến thức nào thực sự cần thiết cho công việc tương lai, cuộc sống; còn kiến thức nào chỉ cần thiết cho một số thứ cho tương lai gần. Các nhà tuyển dụng trước tiên sẽ nhìn bằng cấp, điểm số học vấn của bạn để tạm thời đánh giá chung, còn năng lực chuyên môn của bạn mới là thứ họ cần, nếu như không đủ tiêu chuẩn thì bạn sẽ phải rời khỏi, vì thế những kiến thức chuyên môn của công việc mới là thứ bạn cần biết nhiều hơn hết chứ không phải bạn cứ biết nhiều thứ mà không áp dụng được thì cũng như không biết.

         Học để cùng chung sống

          Học để cùng chung sống, như tôi đã nói chỉ những kẻ hiểu rõ về thực chất của xã hội như thế nào mời có thể dễ dàng sinh sống. Con người không thể học cách để giàu có hơn, tại vì có rất nhiều yếu tố để có thể giàu có hoặc nghèo khó nhưng lại có điểm chung là ai khôn - ai ngu. Kẻ khôn có thể sẽ giàu có, còn kẻ ngu thì chắc chắn nghèo khó. Chúng ta học đại học để hiểu rõ hơn về thực chất xã hội như thế nào từ đó ta mới có thể tận dụng nó một cách chính xác, mang lại lợi ích cho mình. Cụ thể như là luật pháp, luật pháp được tạo ra bởi những kẻ thông minh và điều này có nghĩa là luật pháp được tao ra để phục vụ những kẻ thông minh mà thôi, còn những kẻ ngu ngốc thì luôn luôn bị áp bởi luật pháp, bị lừa bởi những kẻ thông minh. Vì thế không còn cách nào khác là trở thành những kẻ thông minh hoặc thậm chí thông minh hơn để có thể sống một cách dễ dàng, sung sướng nhất. Thế giới không ngừng đổi mới và phát triển vì thế chúng ta phải không ngừng học để có thể thích nghi, cùng chung sống một cách dễ dàng và giảm bớt mâu thuẫn.

          Học để tồn tại

           Hay nói cách khác là học để khẳng định bản thân, được xã hội tôn trọng và công nhận mình. Tất cả ai cũng muốn được kẻ khác tung hô, ngưỡng mộ và tất nhiên để làm được điều này thì không có thứ gì khó hơn. Tại sao chúng ta lại biết tới Bill Gates hay Steve Jobs, chính là vì họ đã cống hiến hết mình cho xã hội, thế giới. Chính những danh hiệu của họ là minh chứng như Bill Gates “người giàu nhất thế giới” hay Steve Jobs “người mở ra kỉ nguyên mới”. Đấy chính là tham vọng và mơ ước mà ai cũng mong muốn có, “thương hiệu bản thân” là cái thứ mà chúng ta sẽ phải hi sinh tất cả, cố gắng cả đời để tạo dựng, duy trì và phát triển nó, đó gần như là mục đích sống vậy.

                                                                                                              Hoàng Long